Trong số 36 doanh nghiệp Trung Quốc vừa bị Mỹ đưa vào danh sách thực thể có nhà sản xuất YMTC và 21 tên tuổi trong lĩnh vực chip AI.
Ngày 15/12, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cập nhật danh sách thực thể (Entity List), bổ sung 36 doanh nghiệp của Trung Quốc. “Chúng tôi hành động dựa trên những gì đã thực hiện vào tháng 10 nhằm bảo vệ nền an ninh quốc gia Mỹ”, Alan Estevez, quan chức Bộ Thương mại Mỹ phụ trách kiểm soát xuất khẩu, nói. Ông nhấn mạnh việc cấm các công ty sẽ ngăn Trung Quốc dùng công nghệ Mỹ trong việc phát triển AI, máy tính tiên tiến và các công nghệ khác “để hiện đại hóa quân đội và vi phạm nhân quyền”.

Ảnh: Caixin Global
Đầu tháng 10, Washington công bố các biện pháp xuất khẩu nghiêm ngặt nhằm ngăn tham vọng tự chủ bán dẫn của Trung Quốc. Theo quy định, các công ty ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng không được phép bán chip máy tính hoặc các công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc nếu trong sản phẩm có công nghệ Mỹ. Nếu muốn, họ phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét.
Mục tiêu nổi tiếng nhất trong Danh sách thực thể lần này là Yangtze Memory Technologies (YMTC) – nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Trung Quốc. Công ty bị cáo buộc vi phạm biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ khi cung cấp sản phẩm cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei.
“Từ lâu, đã có các hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia nghiêm trọng đằng sau YMTC”, nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer nói. “YMTC đặt ra mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia, vì vậy chính quyền cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn”.
Trước đó, YMTC được Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ loại khỏi Danh sách chưa được xác minh (Unverified List-UVL) và có 60 ngày để chứng minh họ không cung cấp sản phẩm cho quân đội Trung Quốc. Apple cũng từng dự định dùng chip của YMTC trong iPhone bán ra tại Trung Quốc, nhưng kế hoạch bị hủy do công ty này bị đưa vào UVL từ tháng 10.
UVL là danh sách hạn chế thương mại do BIS đưa ra, áp dụng cho các cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ nước ngoài. UVL thường bị nhầm với Danh sách thực thể – vốn là hai danh sách riêng biệt dù có nhiều điểm tương đồng.
Bên cạnh YMTC, Cambricon là cái tên được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề sau khi bị liệt vào Danh sách thực thể. Công ty chuyên thiết kế chip này đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn và AI Trung Quốc.
Washington cũng liệt kê Tiandy, công ty phần mềm nhận dạng khuôn mặt và camera giám sát, vì liên quan đến vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, danh sách còn có công ty chip CETC, nhà sản xuất Shanghai Micro Electronics Equipment Group, Viện nghiên cứu vật liệu AVIC thuộc China Electronics Technology Group Corporation và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mạch tích hợp Thượng Hải.
Bảo Lâm (theo FT)
Nguồn : https://vnexpress.net/them-loat-cong-ty-ban-dan-trung-quoc-bi-my-cam-van-4548987.html
Cập nhật trên Youtube Mỹ hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc, Việt Nam sẽ hưởng lợi? | VOA Tiếng Việt
Việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc là động thái mới khiến các công ty cân nhắc dịch chuyển một số năng lực sản xuất chất bán dẫn của họ sang các nước lân cận như Việt Nam và Ấn Độ, theo CNBC.
Hồi tháng 10, chính phủ Mỹ bắt đầu yêu cầu các công ty phải có giấy phép xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến hoặc thiết bị sản xuất có liên quan sang Trung Quốc. Những doanh nghiệp đó cũng cần phải có sự chấp thuận của Washington nếu họ sử dụng thiết bị của Mỹ để sản xuất các loại chip cao cấp để bán cho Trung Quốc.
Các hạn chế này là động thái mới nhất trong một loạt biến động đối với ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu trị giá 600 tỷ USD trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip, từng bị thu hút bởi khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong sản xuất chất bán dẫn, đã phải đối mặt với chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc, sự gián doạn chuỗi cung ứng do các hạn chế của đại dịch COVID-19 và rủi ro địa chính trị gia tăng. Do đó, theo CNBC, các nhà sản xuất chip tập trung vào Trung Quốc giờ đây đang tìm động lực mới để tái tạo các dây chuyền sản xuất của họ ở nơi khác.
Ông Jan Nicholas, giám đốc điều hành chuyên về lĩnh vực bán dẫn của Deloitte, nói với CNBC rằng các nhà sản xuất này muốn chuyển đến nơi nào đó gần Trung Quốc để sản xuất với sản lượng đạt hiệu quả cao nhất có thể. Ông cho biết Đông Nam Á đã trở thành một lựa chọn tự nhiên cho các nhà máy muốn chuyển ra ngoài Trung Quốc.
Đông Nam Á cũng được xem là hấp dẫn hơn so với các cường quốc sản xuất chip như Hàn Quốc và Đài Loan do khu vực này được coi là trung lập trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, theo đánh giá của các chuyên gia.
“Hàn Quốc và Đài Loan không thể tự ngụy trang nhưng các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Singapore đang định vị mình là con đường thứ 3, một cầu nối trung lập giữa hai gã khổng lổ (Mỹ và Trung Quốc)”, Sarah Kreps, giám đốc Viện Chính sách Công nghệ tại Đại học Cornell của Mỹ, nói với CNBC.
Đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, Việt Nam đã nổi lên như một cơ sở sản xuất thay thế cho Trung Quốc, theo đánh giá của CNBC. Quốc gia Đông Nam Á này đã rót hàng tỷ đô la vào các khoản đầu tư để thành lập các trung tâm nghiên cứu và giáo dục, thu hút các nhà sản xuất chip lớn đến đó.
Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, đầu tháng này đã cam kết sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam và tập đoàn công nghệ của Hàn Quốc đặt mục tiêu sản xuất linh kiện chip vào tháng 7 năm sau.
Trước đó, truyền thông Việt Nam nói rằng CEO của Samsung đã gặp mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tháng 8 và công bố khoản đầu tư 850 triệu USD để sản xuất chất bán dẫn ở nhà máy của tập đoàn này ở Thái Nguyên. Khoản đầu tư này được cho là sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ tham gia sản xuất chất bán dẫn cho nhà máy chip nhớ lớn nhất của Samsung.
“Các công ty đã có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc như Samsung có thể đầu tư vào các phương án sản xuất thay thế mang lại nhiều lợi ích cho các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc mà không phải chịu gánh nặng chính trị”, bà Kreps nói với CNBC.
Việt Nam không phải là gương mặt mới trong ngành bán dẫn. Nhà máy bán dẫn đầu tiên của Việt Nam là Z181, được thành lập năm 1979 để sản xuất và xuất khẩu các linh kiện bán dẫn cho khối các quốc gia Đông Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo nhận định của hai nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) trên diễn đàn chính sách quốc tế East Asia Forum, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và cấm vận thương mại đã đặt dấu chấp hết cho nỗ lực đầu tiên của Việt Nam trong việc phát triển khả năng làm chất bán dẫn.
Tuy nhiên, mong muốn tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu chưa bao giờ tắt. Theo hai nhà nghiên cứu Lê Phan và Nguyễn Hải Thanh của CIEM, đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, chất bán dẫn đại diện cho cả cơ hội kinh tế lẫn lợi ích an ninh quốc gia.
—
VOA Tiếng Việt – Cập nhật thông tin trung thực, đa chiều về tình hình Việt Nam, quốc tế. Tin tức Biển Đông. Phóng sự đặc biệt về nhiều đề tài: khoa học-công nghệ, giáo dục, đời sống, xã hội, thương mại, sức khoẻ, văn hoá, giải trí… Hỏi đáp trực tiếp 🙋 qua Facebook Livestream https://bit.ly/3f603Y4 với khách mời VOA xoay quanh các chủ đề y học, du học Mỹ, di trú Mỹ và kinh tế.
🛎 Đăng ký và nhấn chuông để cập nhật các tin tức mới nhất: https://bit.ly/VOATiengVietYT
Theo dõi VOATiengViet trên:
➡️ Website https://www.voatiengviet.com/
🔓 Proxy vượt tường lửa vào website: https://bit.ly/VOATiengViet1 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet2
Và các trang mạng xã hội:
➡️ Facebook https://bit.ly/3FcMSPy
➡️ Instagram https://bit.ly/3qbjZiq
➡️ Twitter https://bit.ly/3qaDmYV
Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên:
➡️ iTunes Store https://apple.co/3ndHnKj
➡️ Google Play https://bit.ly/3r8s4nD
#VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News